CHƯƠNG TRÌNH
VIDEO CLIPS
Video
Xây dựng sửa chữa nhà tại TP Vinh Nghệ An
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 09222.64.333

Văn phòng - 09222.64.333
Hôm nay: 46 | Tất cả: 75,082
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
DỊCH VỤ | XÂY NHÀ TRỌN GÓI Bản in
 
Làm chống thấm tại TP Vinh Nghệ An
Tin đăng ngày: 27/12/2022 - Xem: 776
 

Biện pháp thi công chống thấm là một bước vô cùng quan trọng để tăng tuổi thọ cho căn nhà của bạn. Nó giúp bảo vệ mái nhà, nhà vệ sinh, sân thượng, hố thang máy, tầng hầm hay mọi khu vực khác trong căn nhà dễ bị ẩm thấp, xuống cấp. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 8 biện pháp thi công chống thấm mới nhất 2023

Thi công chống thấm là gì? Hậu quả của việc không chống thấm.
Thi công chống thấm là một công đoạn sử dụng một hoặc nhiều phương pháp ngăn chặn hoặc làm nước không thể thẩm thấu qua bề mặt bê tông, tường nhà ...vv. Quá trình chống thấm nhằm mục đích bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi độ ẩm, tăng tuổi thọ cho mọi không gian trong căn nhà.

Các biện pháp thi công chống thấm phải được thực hiện theo đúng quy chuẩn, người trực tiếp thi công cần có tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo chất lượng, tối ưu hóa chi phí và đặc biệt là tính thẩm mỹ.

Làm chống thấm tại TP Vinh Nghệ An


Thi công chống thấm tại TP Vinh Nghệ An

Công ty TNHH Chống thấm Hoàng Thủy

Địa chỉ: Số 8 Nguyễn Huy Tự - Khối 13 Trung Đô Thành Phố Vinh

Điện thoại: 0985.286.864

Email: [email protected]

Website: http://chongthamhoangthuy.vn 

Hậu quả của việc không chống thấm

Độ ẩm và thấm dột lâu ngày là nguyên nhân khiến tường nhà bạn xuống cấp, không những ảnh hưởng đến tuổi thọ của tường mà còn vô cùng mất thẩm mỹ. Một ngôi nhà không thể tránh khỏi các khu vực chứa nước rò rỉ qua các khe tiếp giáp, khe nứt bê tông và về lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt tường, hoen rỉ sắt thép, long sơn và bong tróc tường.

Về lâu dài, nếu các khu vực bị thấm dột không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và tuổi thọ của công trình.
Ảnh hưởng đến hệ thống điện, gây mất an toàn cho người ở.
Tăng độ ẩm trong không khí, khiến các đồ vật bị oxi hóa nhanh.
Gây thiệt hại lớn về kinh tế do phải mất thêm các chi phí cải tạo, gây lãng phí tiền bạc và công sức.
hậu quả của việc không sử dụng biện pháp thi công chống thấm

Làm chống thấm tại TP Vinh Nghệ An

Các biện pháp thi công chống thấm phổ biến hiện nay
Trước khi xem qua các biện pháp thì các bạn hãy xem video sau đây để có cái nhìn tổng quan về biện pháp và hậu quả của việc chống thấm!

Làm chống thấm tại TP Vinh Nghệ An

Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm
Dùng bay, búa, máy chà, băm, đục mũi nhọn ...vv làm sạch các hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa.

Bề mặt bê tông cần được vệ sinh, chà bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm sạch hết các vết bẩn, tạp chất còn tồn đọng trên bề mặt. Sau đó dùng chổi hoặc máy thổi  vệ sinh bụi bẩn còn dư thừa.

Khu vực có hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ, ...vv cần được đục sâu đến phần bê tông đặc chắc, sau đó trám lại bằng vữa chuyên dụng, không nên dùng xi măng.

Đục quanh miệng đường nứt dài lớn hay xuyên sàn rộng 1-2cm, sâu 2cm để giúp chất chống thấm có bề mặt tiếp xúc tốt hơn.

Phơi khô tự nhiên khu vực sàn bê tông cần chống thấm, dùng máy thổi nếu khu vực không có ánh tự nhiên.

Biện pháp thi công chống thấm bằng màng khò nóng
Màng khò bitum có khả năng chịu nhiệt, tia UV tốt, chống thấm cao, nên thường được sử dụng cho các công trình chống thấm sàn mái.

Mời quý khách hàng xem video thi công chống thấm bằng màng khò bitum

 

Bước 1: Thi công lớp lót Primer

Sử dụng sơn lót primer định mức 0,2kg/m2 để quét lên bề mặt đã vệ sinh. Đợi  khoảng 1 giờ cho bề mặt sơn lót khô lại mới thi công khò màng khò bitum.

sơn lớp sơn lót primer

Bước 2: Đo và cắt màng bitum

Trong khi đợi lớp sơn lót primer khô thì bạn bắt đầu cắt và đo màng và cắt màng bitum:

Cắt màng sao cho các mép nối dư ra từ 5-6cm, khu vực chân tường cần dư ra từ 20-25cm.
Cắt thêm các miếng màng bitum để gia cố các khu vực: góc tường, cổ ống xả, ống thoát, hộp kỹ thuật.
Bước 3: Khò màng Bitum chống thấm

Sử dụng mỏ hàn cầm tay hoặc đèn khò gas chuyên dụng để khò màng bitum, khò phải đều tay phân bổ nhiệt đồng đều. Sao cho lớp dưới màng chảy và thấm vào bề mặt bê tông.
Phương pháp khò: Khò từ lớp polyethylene của phần đã trải ra, để lửa khò có dạng chữ “L”, khò nhiệt theo tỉ lệ 75% cho cuộn màng và 25% cho phần kết cấu.
Khi dán màng khò đến đâu thì sử dụng con lăn hoặc dùng lực ép màng khò tới đó. Đảm bảo mảng khò không bị bọt khí, nếu bị cần chọc thủng bọt và gia cố bằng miếng màng khác.
Lưu ý: Biện pháp thi công màng khò nóng bitum này cần thợ có kinh nghiệm, thi công phải khò chảy đủ hoạt chất bitum trong màng. Cẩn thận khi khò các khu vực nguy hiểm như đường ống, hộp kỹ thuật, đường điện ...vv

cách khò màng chống thấm bitum

Bước 4: Chồng mép, hàn kín và gia cố

Vị trí mép màng chồng lên nhau 5-6cm, dùng khò nóng khò cho chảy lớp bitum dưới mép màng, rồi ép cho dính vào nhau.
Các vị trí góc cạnh như: mép tường, hộp kỹ thuật, khe co giãn, thì cần gia cố thêm nhiều lớp màng, vì đây cũng là điểm quan trọng cần chống thấm kỹ.

Bước 5: Kiểm tra chống thấm

Sau 24h thi công màng khò cần để nguội và bơm ngập nước vào để kiểm tra trong 1-3 ngày.
Nếu không có vấn đề thì thì nên thi công lớp láng vữa bảo vệ, nếu để lâu có thể xuất hiện phồng rộp khi lớp màng bitum tiếp xúc trực tiếp với môi trường.​

Biện pháp thi công chống thấm bằng Sika Latex
Chống thấm bằng Sika Latex thực chất là việc sử dụng phụ gia Sika Latex trộn với vữa xi măng và tạo thành hỗn hợp chống thấm tuyệt vời. Sika Latex thường được sử dụng cho các hạng mục nhà vệ sinh, tường nhà, mái nhà, sàn mái phổ biến.

Chuẩn bị nguyên vật liệu:

Thùng trộn, bàn chải sắt, cọ quét, bay thép vuông, dụng cụ làm ẩm.
Sika latex, Sika latex TH, xi măng, nước sạch.
Quy trình thi công chống thấm bằng Sika Latex

Điều kiện: Bề mặt thi công cần được làm sạch, xử lý hoàn toàn rêu mốc, dầu mỡ hay các tạp chất khác.  

Bước 1: Làm ẩm bão hòa bề mặt bằng nước sạch.

Bước 2: Lớp vữa trát / Lớp kết nối bê tông cũ mới

Trộn hỗn hợp: 4kg xi măng + 1 lít Sika Latex + 1 lít nước ( Áp dụng cho mặt sàn phẳng có diện tích khoảng 4m2).
Quét lớp hồ dầu kết nối và chống thấm Sika® Latex TH bằng cọ hoặc con lăn.
Bước 3: Lớp trát sàn

Trộn hỗn hợp (1) Sika Latex TH với nước theo tỷ lệ 1:3 (1 lit Sika Latex TH : 3 lít nước).
Trộn hỗn hợp (2) xi măng + cát theo tỷ lệ 1:3 để làm lớp vữa chống thấm (8 kg xi măng : 24 kg cát).
Cho từ từ hỗn hợp (1) vào hỗn hợp (2) và khuấy sao cho hỗn hợp sệt lại như vữa tô là được.
Dùng bay théo vuông trát lớp vữa chống thấm Sika® Latex TH dày 15–20 mm lên bề mặt cần chống thấm.
Định mức 1 lít Sika Latex TH: 1m2 (với độ dày 2cm).
Lưu ý: 

Thi công lớp vữa lên lớp hồ dầu kết nối còn ướt.
Bảo dưỡng tránh nắng, mưa, gió mạnh tối thiểu 24 giờ sau khi thi công.
 

biện pháp thi công chống thấm bằng sika latex
Biện pháp thi công chông thấm sika thường được sử dụng nhiều nhất

Biện pháp chống thấm bằng màng lỏng gốc Polyurethane
Polyurethane (PU) là chất chống thấm một thành phần, dạng lỏng, sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi. Là vật liệu chống thấm cực tốt, dễ dàng thi công, chịu được tia UV, bám dính tốt nhưng giá khá đắt.

Polyurethane rất nhạy cảm với độ ẩm. Vì vậy, trước khi thi công, người ta phải đánh giá rất cẩn thận độ ẩm của tấm bê tông, nếu không sau một thời gian lớp chống thấm có thể sẽ bị bong tróc. Vật liệu này thường được thi công ở khu vực sàn mái, cho lớp gạch men lộ thiên trên sàn mái và ban công hoặc các khu vực chịu sự tác động của mặt trời.

Quy trình kỹ thuật:

Sàn bê tông cốt thép
Lớp lót Revinex
Lớp chống thấm 1: Neoproof PU W (0,5-0,8kg/m2)
Lớp gia cố góc
Lớp chống thấm 2: Neoproof PU W (0,5-0,8kg/m2)
Vữa bảo vệ hoặc keo dán gạch
Gạch hoàn thiện
quy trình các lớp khi thi công chống thấm bằng polyurethane​

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Sơn lót chống thấm Revinex, lưới chống thấm Neotexlite, sơn chống thấm Neoproof PU W.
Máy mài cầm tay, máy mài công nghiệp, các dụng cụ và thiết bị vệ sinh bề mặt
Máy hút bụi công nghiệp, máy thổi bụi, chổi quét
Máy khuấy
Máy đo độ ẩm bề mặt bê tông
Rulo lông ngắn chuyên dụng, chổi quét, rulo gai.​​
​vật liệu thi công dung dịch polyurethane

Dụng cụ thi công 

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh bề mặt TGH như bước trên TGH đã trình bày

Dùng máy đo độ ẩm bề mặt bê tông, kiểm tra nếu độ ẩm bé hơn 5% là đạt tiêu chuẩn.

Bước 3: Thi công lớp lót Revinex

Trước khi mở nắp thùng, nên lắc đều để dung dịch được trộn, không bị tách lớp.
Pha sơn lót revinex với nước (tỉ lệ 1 revinex : 3 nước), dùng                máy khấy tốc độ chậm khuấy đến khi nào vật liệu nhuyễn đều.
Bỏ sơn vào máy phun hoặc dùng con lăn, lăn đều sơn lót lên bề mặt với định mức 0,1kg/m2
Yêu cầu: Lớp lót phải dàn đều hết bề mặt thi công, kiểm tra cẩn thận vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình sau này.​
Bước 4: Thi công lớp phủ Neoproof PU W thứ 1

Cho 5% nước sạch vào dung dịch Neoproof PU W
Dùng máy khấy tốc độ chậm khấy đều từ 2-4 phút cho đến khi vật liệu được trộn đều.
​Trộn hỗn hợp Neoproof PU W

Đổ sơn vào máy phun hoặc dùng con lăn, phủ đều lên bề mặt bê tông, định mức 0,75kg/m2
Sau khi thi công lớp thứ 1 thì thi công gia cường các khu vực: góc chân tường, cổ ống kỹ thuật, khe vết nứt.
phun lớp neoproof pu w thứ nhất​

Bước 5: Thi công gia cố bằng vải Neotextile không dệt

Thi công gia cố cổ ống kỹ thuật

Đục quanh cổ ống rộng từ 5-10mm (tính từ cổ cống đến mép cổ ống), sâu 5mm.
Trám keo hoặc cao su trương nở quanh cổ ống.
Trám vữa xi măng hoặc vữa không co lên xung quanh cổ ống.
Quét lớp lớp phủ quanh khu vực cổ ống bằng neoproof PU W.
Dán lớp vải neotextile không dệt lên xung quanh cổ ống.
Quét lớp phủ tiếp thoe lên phần lưới và cổ ống kỹ thuật xuyên sàn.
Bước 6: Thi công lớp phủ Neoproof PU W thứ 2

Sau 12 giờ đến 24 giờ thi công lớp thứ 1 tiếp tục tiến hành thi công lớp thứ 2
Cho 5% nước sạch vào dung dịch Neoproof PU W.
Dùng máy khuấy tốc độ chậm khấy đều từ 2-4 phút, cho đến khi dung dịch nhuyễn đều.
Dùng cùng một lượng dung dịch neoproof PU W như lớp thứ 1, định mức 0,75kg/m2.
Phun hoặc lăn dung dịch đã khấy lên bề mặt theo chiều vuông góc với lớp thứ 1.​
​Sơn lớp neoproof pu w thứ 2 vuông góc với lớp thứ 1

Biện pháp sơn chống thấm epoxy
Sơn chống thấm là biện pháp thi công chống thấm đã quá quen thuộc với mọi công trình, nó không chỉ mang tới tính thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ mặt tường khỏi thấm nước, ngăn nước xâm nhập sâu vào bề mặt tường. Tại khu vực phía Bắc thời tiết có độ ẩm tương đối cao nên sử dụng sơn chống dột thông thường là không đủ, cần kết hợp thêm sơn chống thấm

Quy trình thi công sơn chống thấm
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường và loại bỏ bụi bẩn và tróc toàn bộ sơn cũ với tường đã sơn lâu ngày. Tường mới xây cần đợi ít nhất 24 tiếng
Bước 2: Phủ một lớp sơn có chứa đặc tính kháng kiềm
Bước 3: Phủ 2 lớp sơn lót, cách nhau 2 tiếng có tác dụng chống thấm dột
Bước 4: Thi công phủ lớp sơn chống thấm cuối cùng

biện pháp thi công chống thấm bằng sơn epoxy

Sử dụng sơn chống thống giúp chống thấm ngôi nhà của bạn

Thi công chống thấm bằng màng tự dính
Sử dụng để chống thấm tự dính cho dạng mái bằng hoặc mái thấp, các loại nền móng, nền nhà, tường ngăn… Ngoài ra, màng tự dính còn dùng để chống thấm những công trình công cộng, chẳng hạn như bể bơi, đường hầm…

Mời các bạn xem video hướng dẫn thi công chống thấm bằng màng tự dính

 

Chuẩn bị thi công:

Chuẩn bị bề mặt thi công như ở phần trên, cùng lúc đó chuẩn bị các nguyên vật liệu thi công sau:

Sơn lót primer.
Màng chống thấm tự dính.
Con lăn, máy phun, chổi quét, bay trát vữa ...vv
Thợ thi công có kinh nghiệm
Bước 1: Lăn lớp sơn lót primer

Dùng con lăn hoặc chổi, quét lớp sơn lót primer lên toàn bộ bề mặt cần thi công chống thấm, định mức sơn lót  0,17 - 0,2 lít/m2.

Đợi sau khoảng 6 giờ kiểm tra lớp sơn lót đã khô (kiểm tra bằng cách dùng tay sờ lên bề mặt sơn nếu không dính tay thì đã khô) sau đó dán lớp màng chống thấm tự dính.

thi công sơn lót primer

Bước 2: Dán lớp màng chống thấm tự dính

Cắt màng phù hợp với chiều dài chống thấm rồi kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán.
Đặt màng vào vị trí cần chống thấm, căng lớp màng xem đã vừa đủ diện tích chưa, rồi cuộn ngược lại.
Bóc lớp vỏ silicon ra rồi từ từ dán vào bề mặt, dùng con lăn hoặc rulo miết từ trong ra hai mép để tránh nhốt bọt khí.
Thi công từng tấm màng sao cho chồng mí giữa 2 tấm màng khoảng 5 - 7cm, rồi dùng bay miết để cho vị trí chồng mí được dính khít.
Bước 3: Thi công lớp bảo vệ

Cán thêm lớp vữa xi măng để bảo vệ lớp màng tự dính.
Nên thi công lớp bảo vệ càng sớm càng tốt, tránh làm rách hoặc bị thời tiết làm co ngót phồng rộp.​
Thi công chống thấm bằng xi măng
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần sơn

Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp chống thấm xi măng theo tỷ lệ: 1 xi măng - ½ nước - 1 chống thấm

Bước 3: Pha trộn hỗn hợp bằng máy

Bước 4: Quét sơn, mỗi lớp sơn cách nhau khoảng 2 giờ

Lưu ý: Để lớp sơn chống thấm khô trong vòng 4 ngày sau đó mới tiếp tục phủ các lớp sơn khác.

Biện pháp thi công chống thấm bằng xi măng
Biện pháp thi công chống thấm bằng xi măng đẹp lộng lẫy

Biện pháp thi công chống thắm bằng băng cản nước
Băng cản nước có tên gọi khác là tấm chắn nước là một phần quan trọng giúp xử lý chống thấm các khu vực như: Kết cấu mạch ngừng bê tông âm dưới ngầm hoặc kết cấu bê tông có chức năng chứa nước, dẫn nước.
Thi công chống thống bằng băng cản nước phù hợp cho các hạng mục
Thi công mạch ngừng giữa móng và cột, vỏ vòm hoặc dầm
Thi công chống thấm cổ cống công trình phụ

biện pháp thi công chống thấm bằng băng cản nước

Biện pháp thi công chống thấm với băng cản nước 

Biên pháp chống thấm bằng keo chà ron gốc epoxy
Keo chà ron gốc Epoxy được chế tạo từ gốc Epoxy cải tiến và được trộn theo tỷ lệ 1:1. Loại keo này sẽ đông cứng chỉ trong 2 đến 3 giờ với thành phần nhựa hóa học nên độ liên kết gần như tuyệt đối, ngăn chặn tình trạng rỉ nước. Đây là biện pháp thường được sử dụng trong các hạng mục: sửa chữa nhà tphcm, sửa căn hộ chung cư.

biện pháp chống thấm với keo chà ron epoxy

Quy trình thi công chống thấm bằng keo chà ron gốc Epoxy
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt gạch bằng máy chà sàn công nghiệp, đảm bảo sàn khô ráo sau khi làm sạch
Bước 2: Sử dụng bộ dụng cụ chuyên dụng để tách bỏ phần ron rõ, chỉnh lại đường ron với độ rộng 2mm, độ sâu 3 - 5mm
Bước 3: Hút sạch toàn bộ bụi bẩn ở 2 mép đường ron
Bước 4: Chọn màu keo và gắn vào súng bắn ron chuyên dụng
Bước 5: Chờ keo khô trong vòng 3 - 4 giờ và thực hiện tách bỏ phần keo dư để đảm bảo tính thẩm mỹ cho mặt sàn

Các khu vực cần thi công chống thấm
Trong một công trình luôn có những khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước, còn gọi là khu vực ẩm ướt. Khu vực ẩm ướt trong một tòa nhà dân cư là không gian chứa các thiết bị vệ sinh và các thiết bị có mức độ ẩm cao và ngưng tụ. Dưới đây là những khu vực nhất định cần áp dụng các biện pháp thi công chống thấm:

 

các khu vực cần thi công chống thấm

Khu vực cần sử dụng biện pháp thi công chống thấm

✅ Biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh
Đầu tiên không thể không nói đến là khu vực nhà vệ sinh nói chung và sàn nhà nói riêng. Sàn nhà tắm tiếp xúc liên tục với nước vì thế khu vực này có tỉ lệ lên tới 99% sẽ bị thấm dột, rỗng trong sau một thời gian dài sử dụng mà không có biện pháp chống thấm. Đối với mặt sàn này, phương pháp thi công chống thấm phù hợp là chống thấm bằng Sika Latex hoặc keo chà ron se mang lại hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất. 

 

Khu vực ẩm ướt do thấm dột ở toilet

Xem thêm: Hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh bền bỉ 100%
✅Biện pháp thi công chống thấm sàn mái
Mái nhà hay trần nhà sẽ đối mặt trực tiếp với các yếu tố từ môi trường như nắng, mưa. Lâu ngày các khu vực này sẽ xuất hiện các hiện tượng như: Loang sơn, mái nhà hoặc trần nhà xuất hiện khu vực ngấm nước, khiến kết cấu trần bị co giãn.
Phương pháp sử dụng màng bitum và sơn chống thấm rất phù hợp với hạng mục này.

Chuẩn bị 

+ Tháo dỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật gồm xà bân...

+ Đối với các lỗ khuyết bê tông hay 

thi công chống thấm mái nhà

Thi công chống thấm mái nhà của công ty xây dựng trần gia hưng

✅ Biện pháp thi công chống thấm sân thượng
Ngoài trời hay sân thượng là khu vực dễ bị tích nước sau khi trời mưa lâu ngày nên nếu không sử dụng các phương pháp chống thấm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến trần nhà sau một thời gian thi công, sử dụng. Trường hợp này có thể sử dụng sơn chống thấm cho mặt tường ngoài của công trình và chống thấm bằng Sika Latex

khu vực sân thượng sử dụng biện pháp thi công chống thấm

Xem thêm: Hướng dẫn chống thấm sân thượng hiệu quả lâu dài
✅ Biện pháp thi công chống thấm cổ ống

Đường ống dẫn nước sẽ bao gồm cổ ống thoát sàn và cổ ống xuyên sàn thuộc các công trình phụ như Toilet, nhà tắm. Do liên tục phải tiếp xúc với nước nên đường ống lâu ngày sẽ xuất hiện rò rỉ nước. Ngay trong quá tình xây dựng bạn cần sử dụng biện pháp thi công chống thấm để ngăn tình trạng này xảy ra. Phương pháp phù hợp có thể chống thấm bằng Sika Latex hoặc chống thấm bằng xi măng.

khu vực ống dẫn nước cần sử dụng biện pháp thi công chống thấm

Ống dẫn nước sử dụng biện pháp chống thấm

Xem thêm: Quy trình chống thấm cổ ống từ A-Z hiệu quả 100%
✅ Biện pháp thi công chống thấm tầng hầm
Tầng hầm cũng như hố thang máy được đánh giá đứng thứ 5 trong thứ tự ưu tiên các khu vực bắt buộc cần thi công chống thấm. Đây là khu vực quyết định tới kết cấu và độ bền của cả công trình và an toàn tính mạng cho con người. Ở hạng mục này, biện pháp thi công phù hợp là cống thắng bằng Sika Latex, chống thấm bằng xi măng hoặc màng Bitum

khu vực tầng hầm hố thang máy 

Khu vực tầng hầm cần thi công chống thấm

=> Biện pháp thi công chống thấm tầng hâm tốt nhất là sử dụng màng bitum

Xem thêm: Tổng hợp các cách chống thấm hố pít thang máy tầng hầm tại nhà
✅ Biện pháp thi công chống thấm hồ bơi
thi công chống thấm hồ bơi

Quá trình chống thấm bể bơi

Bể bơi sẽ tiếp xúc với nước 24/24, chưa tính tới các chất tẩy rửa, làm sạch bể lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mặt sàn bể bơi. Vì thế, để công trình này luôn bền bỉ bạn cần sử dụng các phương pháp chống thấm phù hợp mang hiệu quả cao để chống thấm hoàn hảo.

Vừa xong là tổng quan về 8 biện pháp thi công chống thấm và những khu vực ưu tiên cầu thi công chống thấm trong một công trình xây dựng. Liên hệ ngay Trần Gia Hưng để nhận thêm thông tin về dịch vụ thi công chống thấm trọn gói.

Các câu hỏi thường gặp về loại và biện pháp thi công chống thấm 
Có mấy phương pháp thi công chống thấm ? 

Các loại chống thấm phổ biến nhất là chống thấm gốc xi măng, phụ gia chống thấm: sika latex, màng bitum, lớp phủ bitum và màng lỏng polyurethane.

Mục đích của việc chống thấm là gì?

Mục đích của việc chống thấm là ngăn nước và chống nước thẩm thấu vào bề mặt bê tông.

Chống thấm được thi công ở đâu?

Chống thấm là cần thiết cho tầng hầm, tường, nhà tắm, nhà bếp, ban công, sàn mái, mái xanh, bể nước, bể bơi, v.v.

Chống thấm dạng màng lỏng là gì?

Màng lỏng bao gồm một lớp sơn lót và hai lớp sơn phủ bên ngoài. Việc áp dụng các lớp phủ là bằng cách phun, lăn hoặc bay. Lớp chất lỏng mỏng và linh hoạt hơn so với các loại chống thấm gốc xi măng.

 
Dịch vụ khác:
Thợ mộc sửa chữa tháo lắp đồ gỗ tại nhà Vinh Nghệ An (21/10/2023)
Sửa chữa, cải tạo nhà trọn gói Vinh Nghệ An (5/10/2023)
Làm chống thấm tại TP Vinh Nghệ An (27/12/2022)
Sửa nội thất đồ gỗ tại Vinh Nghệ An (23/11/2022)
Thi công sơn sửa nhà cũ tại TP Vinh Nghệ An (23/11/2022)
Thi công ốp lát gạch nhà mới cũ TP Vinh Nghệ An (23/11/2022)
Thi công cơ khí (4/3/2022)
Thi công chống thấm (4/3/2022)
Thi công điện nước (4/3/2022)
Thi công xây nhà trọn gói (3/3/2022)
Cho thuê mua bán Container (22/2/2021)
Tư vấn giám sát công trình xây dựng nhà Vinh Nghệ An (14/5/2015)
Lắp đặt Mái hiên di động tại TP Vinh Nghệ An (14/5/2015)
 

Công ty Nội thất ADC
ĐC: Số 44 Thanh Niên,TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0974.276.406
Email: [email protected]
Website: http://xaydungtrongoinghean.com

Design by TVC Media
Facebook chat